11 loại vật liệu cách nhiệt tốt và phổ biến nhất hiện nay

Vật liệu cách nhiệt là những sản phẩm được thiết kế với khả năng giảm thiểu sự truyền nhiệt giữa các môi trường, giúp duy trì nhiệt độ ổn định, tiết kiệm năng lượng và tăng cường sự thoải mái cho người sử dụng. Chúng thường được sử dụng trong nhà xưởng, nhà ở dân dụng và nhiều công trình xây dựng khác.

11 loại vật liệu cách nhiệt tốt và phổ biến nhất hiện nay
Mách bạn 11 loại vật liệu cách nhiệt tốt và phổ biến nhất hiện nay

Vật liệu cách nhiệt là gì?

Vật liệu cách nhiệt là những sản phẩm không dẫn nhiệt hoặc có hệ số dẫn nhiệt nhỏ, thường ≤ 0.157w/m.oC. Chúng hoạt động bằng cách giảm thiểu sự truyền nhiệt thông qua 3 cơ chế chính gồm:

  • Dẫn nhiệt: Vật liệu cách nhiệt thường có cấu trúc xốp, rỗng hoặc chứa nhiều túi khí nhỏ (khí là chất dẫn nhiệt kém). Việc sử dụng có thể giúp làm giảm khả năng truyền nhiệt trực tiếp từ phân tử này sang phân tử khác.
  • Đối lưu: Các lỗ rỗng hoặc cấu trúc kín trong vật liệu ngăn chặn sự di chuyển của không khí, giảm sự truyền nhiệt qua dòng khí lưu thông.
  • Bức xạ: Một số vật liệu cách nhiệt (chẳng hạn như tấm phản xạ nhiệt) có bề mặt phản chiếu giúp đẩy ngược bức xạ nhiệt (tia hồng ngoại) ra ngoài thay vì hấp thụ. Từ đó giúp cách nhiệt và chống nóng hiệu quả.

Nhờ các cơ chế nêu trên, vật liệu cách nhiệt có khả năng giữ nhiệt độ ổn định, giảm thất thoát nhiệt, giữ không gian ấm áp vào mùa đông; ngăn nhiệt xâm nhập và giữ không gian mát mẻ vào mùa hè, từ đó tiết kiệm năng lượng và tăng hiệu quả sử dụng.

Lợi ích khi sử dụng vật liệu cách nhiệt

Việc sử dụng vật liệu cách nhiệt có thể mang đến những lợi ích sau:

  • Duy trì nhiệt độ ổn định, tiết kiệm năng lượng và chi phí: Nhờ khả năng giảm thất thoát nhiệt và ngăn nhiệt xâm nhập từ bên ngoài, vật liệu cách nhiệt giúp giữ không gian trong nhà được mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông, giảm sự tác động của thời tiết bên ngoài. Từ đó giảm nhu cầu sử dụng thiết bị làm mát hoặc hệ thống sưởi, giúp tiết kiệm chi phí điện năng.
  • Tăng sự thoải mái: Nhờ khả năng duy trì nhiệt độ ổn định, vật liệu cách nhiệt giúp tạo môi trường sống dễ chịu quanh năm, tăng sự thoải mái cho gia chủ.
  • Bảo vệ môi trường: Giảm tiêu thụ năng lượng giúp giảm lượng khí thải carbon, góp phần chống biến đổi khí hậu.
  • Kéo dài tuổi thọ công trình: Việc sử dụng vật liệu cách nhiệt có thể giúp hạn chế tình trạng hư hỏng các cấu trúc xây dựng do giãn nở nhiệt, ngưng tụ hơi nước hoặc ăn mòn.
  • Cách âm hiệu quả: Bên cạnh khả năng cách nhiệt, một số vật liệu cách nhiệt như bông thủy tinh, xốp PU… còn có tác dụng làm giảm tiếng ồn, giữ cho không gian yên tĩnh, thoải mái.

11 loại vật liệu cách nhiệt tốt nhất hiện nay

Vật liệu cách nhiệt có nhiều loại, sở hữu khả năng cách nhiệt từ trung bình đến cao. Dưới đây là những loại phổ biến nhất:

1. Túi khí cách nhiệt

Túi khí cách nhiệt là một loại vật liệu cách nhiệt hiện đại, được cấu tạo từ lớp màng nhôm nguyên chất (hoặc màng MPET xi mạ nhôm) kết hợp với tấm nhựa tổng hợp Polyethylene (PE) chứa các túi khí nhỏ (đường kính khoảng 10mm). Lớp màng nhôm có đặc tính phản xạ nhiệt cao, trong khi các túi khí có độ dẫn nhiệt thấp, tạo ra khả năng cách nhiệt và cách âm ưu việt.

Sản phẩm thường được sản xuất dưới dạng cuộn hoặc tấm, với các loại phổ biến như P1, P2 (một hoặc hai mặt bạc), A1, A2 (một hoặc hai mặt nhôm).

Túi khí cách nhiệt
Túi khí cách nhiệt được cấu tạo từ lớp màng nhôm nguyên chất, cách nhiệt hiệu quả với giá thành rẻ

Ưu điểm:

  • Khả năng cách nhiệt cao, phản xạ 95 – 97% nhiệt bức xạ từ bên ngoài, giảm nhiệt độ và giữ sự mát mẻ trong không gian.
  • Giá thành rẻ
  • Nhẹ, dễ vận chuyển và lắp đặt
  • Tích hợp khả năng cách âm
  • Không thấm nước, giữ không gian khô thoáng và ngăn nấm mốc.
  • An toàn, không gây độc cho con người và thân thiện với môi trường.

Hạn chế:

  • Hiệu suất cách nhiệt thấp hơn so với vật liệu khác.
  • Khả năng cách âm chỉ ở mức 60%, không thể dùng thay cho các sản phẩm cách âm chuyên dụng trong những công trình yêu cầu đòi hỏi sự yên tĩnh cao.
  • Không bền, dễ bị hư hỏng khi sử dụng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt kéo dài hoặc dễ hư hỏn khi tiếp xúc với hóa chất.
  • Không có tính thẩm mỹ cao.

2. Sơn chống nóng

Sơn chống nóng hay còn được gọi là sơn cách nhiệt, đây là một loại sơn chuyên dụng được thiết kế để giảm sự hấp thụ và truyền nhiệt từ môi trường bên ngoài vào công trình.

Thành phần chính của sơn chống nóng bao gồm chất tạo màng, vi hạt cách nhiệt (như hạt ceramic hoặc microspheres) và các phụ gia đặc biệt. Trong đó các vi hạt có khả năng phản xạ tia bức xạ nhiệt (tia hồng ngoại) và ngăn nhiệt độ xâm nhập, giúp bề mặt sơn mát hơn so với sơn thông thường.

Sơn chống nóng thường được áp dụng trên mái nhà, tường ngoài hoặc các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng để chống nóng cho không gian bên trong.

Sơn chống nóng
Sơn chống nóng là một loại sơn chuyên dụng mang đến hiệu quả cách nhiệt cao

Ưu điểm:

  • Hiệu quả giảm nhiệt cao với khả năng phản xạ 80-90% tia bức xạ nhiệt, giúp giảm nhiệt độ bề mặt từ 10-25°C (tùy loại sơn và điều kiện thời tiết), làm mát không gian bên trong từ 3-5°C. Điều  này mang đến không gian sống thoải mái và tiết kiệm chi phí điện năng.
  • Dễ thi công, có thể sơn trực tiếp lên nhiều bề mặt như mái tôn, tường bê tông, ngói hoặc kim loại bằng cọ, con lăn hoặc máy phun sơn.
  • Tăng độ bền cho công trình bằng cách bảo vệ bề mặt khỏi tia UV, thời tiết khác nghiệt và nhiệt độ cao, giảm tình trạng giãn nở nhiệt, nứt nẻ hoặc bong tróc.
  • Tăng tính thẩm mỹ với nhiều màu sắc, phù hợp với nhiều lối kiến trúc.
  • An toàn và thân thiện với môi trường, không chứa hóa chất độc hại.

Hạn chế:

  • Hiệu quả giảm nhiệt giảm dần nếu bề mặt sơn bị bám bụi bẩn, làm giảm khả năng phản xạ nhiệt.
  • Dễ bị xuống cấp nếu bề mặt không được xử lý kỹ trước khi sơn.
  • Không có khả năng cách âm.

3. Tôn cách nhiệt

Đây là loại vật liệu cách nhiệt được sử dụng phổ biến. Sản phẩm này có 3 lớp, có tác dụng giảm sự hấp thụ và truyền nhiệt từ môi trường bên ngoài vào không gian bên trong. Từ đó duy trì nhiệt độ ổn định, chống nóng hiệu quả.

Cấu trúc của tôn cách nhiệt thường bao gồm lớp tôn kim loại (thép mạ kẽm, thép mạ nhôm kẽm hoặc inox) kết hợp lớp cách nhiệt (thường là PU Foam, xốp EPS, hoặc bông thủy tinh).

Đôi khi tôn cách nhiệt được trang bị thêm lớp màng nhôm hoặc PVC để tăng hiệu quả phản xạ nhiệt. Sản phẩm này được sử dụng rộng rãi trong xây dựng để chống nóng, cách âm và bảo vệ công trình.

Tôn cách nhiệt
Tôn cách nhiệt chống nóng cho mái nhà, giảm nhiệt độ bên trong không gian sống

Ưu điểm

  • Giảm nhiệt độ bên trong từ 10-20°C, tùy thuộc vào lớp cách nhiệt.
  • Một số loại tôn cách nhiệt (đặc biệt PU Foam) có khả năng cách âm hiệu quả.
  • Độ bền cao, tuổi thọ trung bình từ 15-30 năm.
  • Trọng lượng nhẹ, dễ thi công
  • Nhiều màu sắc, kích thước, độ dày và kiểu dáng mái như tôn phẳng, tôn sóng, tôn giả ngói… giúp đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và chức năng.
  • Vật liệu giúp chống cháy vượt trội nếu có lõi được làm từ PU Foam.

Nhược điểm:

  • Lớp tôn dễ bị sét nếu được dùng trong môi trường muối (khu vực gần biển) hoặc nhà máy hóa chất. Cần được bảo trì đúng cách và mạ kẽm chất lượng cao để bảo vệ.
  • Tôn cách nhiệt đắt hơn tôn thông thường (không có lớp cách nhiệt), làm tăng cho phí xây dựng.
  • Bề mặt tôn có thể bị bong tróc sơn hoặc xuống cấp sau thời gian dài, cần kiểm tra và sơn phủ bảo vệ để duy trì hiệu quả.

ĐỌC THÊM: Tôn cách nhiệt Phương Nam – Ưu điểm, thông số và giá bán

4. Bông Polyester

Bông Polyester là một loại vật liệu tổng hợp được làm từ sợi Polyester (Polyethylene Terephthalate – PET) – một loại nhựa nhiệt dẻo. Đây là một loại vật liệu cách nhiệt phổ biến, được sản xuất dưới dạng các sợi mịn, xốp, tạo thành cấu trúc bông xốp nhẹ.

Cơ chế cách nhiệt của bông Polyester như sau:

  • Cấu trúc xốp chứa không khí: Sợi Polyester được sắp xếp tạo ra nhiều túi khí nhỏ bên trong. Trong khi đó không khí là chất dẫn nhiệt kém, giúp giảm sự truyền nhiệt qua dẫn nhiệt và đối lưu.
  • Hệ số dẫn nhiệt: Hệ số dẫn nhiệt của bông Polyester dao động từ 0.035 – 0.045 W/m.K, tương đương với bông thủy tinh hoặc bông khoáng, cho thấy khả năng cách nhiệt tốt.
  • Phản xạ nhiệt: Một số sản phẩm bông Polyester có thể được phủ lớp màng phản xạ (như màng nhôm) để tăng khả năng chống bức xạ nhiệt, dù điều này không phổ biến.

Khi sử dụng để cách nhiệt, bông Polyester được tạo thành dạng tấm, cuộn hoặc khối để lấp đầy các khoảng trống trong công trình.

Bông Polyester
Bông Polyester nhẹ, cách nhiệt nhờ cấu trúc xốp chứa không khí

Ưu điểm:

  • Giảm truyền nhiệt tốt, giữ nhiệt độ ổn định, phù hợp cho nhà ở, văn phòng, hoặc công trình nhẹ.
  • Hấp thụ âm thanh, giảm tiếng ồn.
  • Trọng lượng nhẹ, dễ cắt, uốn, lắp đặt trên nhiều bề mặt mà không cần thiết bị phức tạp.
  • Không gây kích ứng da hay đường hô hấp, an toàn khi tiếp xúc.
  • Không phát sinh khí độc hại khi sử dụng hoặc phân hủy.
  • Chống ẩm, chống nấm mốc, không bị phân hủy sinh học, phù hợp cho môi trường ẩm.
  • Giữ được hình dạng và tính chất cách nhiệt qua thời gian.

Hạn chế:

  • Hiệu quả cách nhiệt ở mức trung bình.
  • Dễ bị xẹp hoặc mất cấu trúc xốp nếu có áp lực lớn hoặc lâu dài.

5. Bông khoáng Rockwool

Bông khoáng (Rockwool) là một loại vật liệu cách nhiệt được sản xuất từ đá bazan và đá vôi, nung chảy ở nhiệt độ cao (khoảng 1600°C), sau đó kéo thành sợi mịn và ép thành dạng tấm, cuộn, ống hoặc khối.

Vật liệu này có cấu trúc sợi xốp chứa nhiều túi khí, giúp giảm truyền nhiệt và hấp thụ âm thanh hiệu quả. Bông khoáng có hệ số dẫn nhiệt thấp, khoảng 0.034 – 0.045 W/m.K, tương đương bông thủy tinh, tốt hơn nhiều vật liệu như bông Polyester hay xốp EPS.

Ngoài ra vật liệu bông khoáng còn có khả năng chịu nhiệt lên đến 1000°C, phù hợp với những môi trường có điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Một số sản phẩm còn được trang bị lớp phủ màng nhôm để tăng khả năng chống bức xạ nhiệt.

Bông khoáng Rockwool
Bông khoáng Rockwool có khả năng chịu nhiệt lên đến 1000°C, hệ số dẫn nhiệt thấp

Ưu điểm:

  • Hiệu quả cách nhiệt vượt trội với khả năng giảm nhiệt độ bên trong từ 5 – 15°C tùy thuộc vào độ dày.
  • Chống cháy vượt trội, không bắt lửa, không cháy lan, khả năng chịu nhiệt lên đến 1000°C.
  • Hấp thụ âm thanh, giảm tiếng ồn từ bên ngoài.
  • Bền, chống ẩm, chống nấm móc, không chứa chất độc hại, thân thiện với sức khỏe con người và môi trường.

Hạn chế:

  • Giá thành cao so với nhiều loại vật liệu cách nhiệt khác.
  • Có thể gây kích ứng da, mắt, đường hô hấp khi thi công.
  • Rockwool khó tái sử dụng do sợi dễ vỡ vụn sau khi tháo gỡ.

ĐỌC NGAY: Bảng giá tấm Panel Rockwool cách nhiệt, chống cháy mới nhất

6. Bông gốm Ceramic

Bông gốm Ceramic (hay còn gọi là bông gốm, Ceramic Fiber) là một loại vật liệu cách nhiệt và chịu nhiệt cao cấp, được làm từ sợi gốm Aluminosilicate (hỗn hợp oxit nhôm Al₂O₃ và oxit silic SiO₂).

Vật liệu này được sản xuất bằng cách nung chảy gốm Aluminosilicate ở nhiệt độ cao (khoảng 1800 – 2000°C) và kéo thành sợi mịn. Bông gốm có cấu trúc xốp, nhẹ, có dạng tấm, cuộn, khối, ống hoặc dạng rời.

Bông gốm Ceramic có khả năng chống cháy và cách nhiệt vượt trội nhờ hệ số dẫn nhiệt cực thấp, khoảng 0.03 – 0.18 W/m.K, khả năng chịu nhiệt từ 1260°C đến 1600°C. Chính vì thế mà sản phẩm rất phù hợp cho những công trình yêu cầu chịu nhiệt độ cực cao, cách nhiệt tuyệt đối và chống cháy trong môi trường công nghiệp khắc nghiệt.

Bông gốm Ceramic
Bông gốm Ceramic là vật liệu cách nhiệt và chịu nhiệt cao cấp

Cơ chế cách nhiệt: Cấu trúc sợi xốp chứa không khí ngăn truyền nhiệt qua dẫn nhiệt và đối lưu, đồng thời phản xạ một phần bức xạ nhiệt nhờ thành phần gốm.

Ưu điểm:

  • Cách nhiệt tuyệt vời ở nhiệt độ cao.
  • Chống cháy trượt trội, không cháy, không lan truyền ngọn lửa, không sinh khói độc, đạt tiêu chuẩn chống cháy lass A1.
  • Trọng lượng siêu nhẹ, giúp giảm tải trọng cho kể cấu công trình.
  • Bền, chống ăn mòn, giữ được cấu trúc ổn định trong môi trường khắc nghiệt.
  • Dễ thi công.
  • Không chứa amiăng (asbestos) hoặc chất độc hại, an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường.

Hạn chế:

  • Giá thành cao
  • Hấp thụ nước nếu không được xử lý
  • Khó tái sử dụng và xử lý.

7. Bông thủy tinh (Glasswool)

Đây là một loại vật liệu cách nhiệt và cách âm được sản xuất từ sợi thủy tinh tổng hợp. Trong đó oxit kim loại, aluminium, silicat canxi… là những thành phần chính và không chứa amiăng. Trong quá trình sản xuất,  các nguyên liệu được nung chảy ở nhiệt độ cao (khoảng 1400-1500°C), kéo thành sợi mịn, sau đó ép thành dạng tấm, cuộn, ống, hoặc dạng rời.

Với cấu trúc xốp chứa nhiều túi khí, bông thủy tinh (Glasswool) có tác dụng làm giảm sự truyền nhiệt giữa các môi trường. Điều này giúp giữ cho không gian bên trong được mát mẻ, tạo sự thoải mái cho người sử dụng.

Ngoài ra bông thủy tinh còn nổi bật với khả năng cách âm nhờ hấp thụ âm thanh hiệu quả, không bắt lửa, chịu nhiệt lên đến 350-400°C.

Bông thủy tinh (Glasswool)
Bông thủy tinh (Glasswool) không chỉ cách nhiệt mà còn cách âm hiệu quả

Ưu điểm:

  • Giảm nhiệt độ bên trong từ 5 – 10°C so với thông thường và giữ nhiệt độ ổn định
  • Cách âm tốt nhờ khả năng hấp thụ âm thanh hiệu quả
  • Chống cháy, không bắt lửa
  • Nhẹ và dễ thi công.

Hạn chế:

  • Dễ gây kích ứng khi thi công.
  • Hấp thụ nước nếu không được trang bị lớp phủ chống thấm.

8. Tấm EPS cách nhiệt

Tấm xốp EPS (hay xốp bọt biển) là vật liệu cách nhiệt được sản xuất từ các hạt EPS nguyên sinh kích nửa. Sau khi kích nở, các hạt sẽ kết dính lại với nhau tạo thành tổ ong kín mạch, giúp cách nhiệt và cách âm hiệu quả.

Tấm EPS cách nhiệt màu trắng, sở hữu nhiều độ dày, phổ biến gồm 20mm, 30mm, 40mm, 50mm và 100mm. Để chống nóng, người ta thường dùng tấm panel EPS dày 20mm và 30mm.

Tấm EPS cách nhiệt
Tấm EPS cách nhiệt được sản xuất từ các hạt EPS nguyên sinh kích nửa

Ưu điểm:

  • Có khả năng cách nhiệt, chống nóng.
  • Nhẹ, thi công dễ dàng và nhanh chóng.
  • Thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe.

Nhược điểm:

  • Khả năng chống nóng ở mức trung bình.
  • Khả năng chống nước kém.

9. Xốp cách nhiệt XPS

Đây là một loại vật liệu cách nhiệt được sản xuất từ nhựa polystyrene thông qua quá trình ép đùn, thường thấy ở dạng tấm panel XPS cách nhiệt. Sản phẩm có cấu trúc ô kín, giúp giảm nhiệt độ từ môi trường bên ngoài, ngăn truyền nhiệt hiệu quả và không thấm nước.

Xốp cách nhiệt XPS
Xốp XPS được sản xuất từ nhựa polystyrene, giúp cách nhiệt hiệu quả

Ưu điểm:

  • Hiệu quả cách nhiệt và chống thấm tuyệt đối
  • Độ bền cao, chịu lực nén tốt
  • Giảm tiếng ồn từ môi trường bên ngoài
  • Trọng lượng nhẹ, thi công dễ dàng và nhanh chóng
  • Không bị côn trùng, nấm mốc phá hoại, kháng hóa chất nhẹ.

Nhược điểm:

  • Khả năng chống cháy kém
  • XPS giá rẻ có hiệu suất cách nhiệt/cách âm kém, dễ hư hỏng.

10. Tấm cách nhiệt PU

PU là loại vật liệu cách nhiệt được làm từ bọt polyurethane. Vật liệu này có cấu trúc ô kín, tác dụng cách nhiệt, cách âm và chống thấm hiệu quả. Đối với khả năng cách nhiệt, tấm PU có hệ số dẫn nhiệt thấp (khoảng 0.018 – 0.024 W/mK), giúp giảm truyền nhiệt hiệu quả. Ngoài ra tấm PU còn có khả năng cách âm và chống cháy mức độ cao, nhẹ, bền và dễ thi công.

Tấm cách nhiệt PU
Tấm cách nhiệt PU giúp giảm truyền nhiệt hiệu quả, cách âm và chống cháy

Ưu điểm:

  • Khả năng cách nhiệt, cách âm và chống cháy tốt
  • Chống thấm nước, bền, nhẹ, dễ thi công
  • Thân thiệt với môi trường.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao so với một số loại vật liệu khác
  • Khó tái chế.

XEM THÊM: Bảng giá tấm Panel PU cách nhiệt tốt nhất thị trường

11. Vật liệu cách nhiệt Cellulose

Cellulose là một trong những loại vật liệu cách nhiệt phổ biến, được làm từ sợi giấy tái chế (chủ yếu là giấy báo cũ). Thông qua quá trình xử lý hóa học, vật liệu này có khả năng chống cháy, chống ẩm và chống côn trùng hiệu quả.

Ngoài ra với hệ số dẫn nhiệt thấp, Cellulose có khả năng giảm truyền nhiệt tốt, giúp giữ nhiệt độ trong nhà ở mức ổn định, tiết kiệm năng lượng cho hệ thống sưởi hoặc làm mát. Ngoài ra, cấu trúc sợi dày đặc của Cellulose còn giúp cách âm khá tốt.

Cellulose thường ở dạng xốp, sợi rời hoặc tấm, được sử dụng phổ biến trong xây dựng để cách nhiệt và cách âm cho tường, trần, sàn hoặc mái nhà.

Vật liệu cách nhiệt Cellulose
Vật liệu cách nhiệt Cellulose có khả năng giảm truyền nhiệt tốt

Ưu điểm:

  • Mang đến hiệu quả cách nhiệt và cách âm
  • Kháng lửa tốt nhờ được xử lý bằng hóa chất chống cháy
  • Thân thiện với môi trường do được làm từ 80-90% giấy tái chế
  • Kháng côn trùng và nấm mốc
  • Nhẹ, dễ thi công, có thể được thổi, phun hoặc lắp đặt dạng tấm, phù hợp cho cả công trình mới và cải tạo.

Nhược điểm:

  •  Hút ẩm, hấp thụ nước nếu không lắp đúng cách, làm giảm hiệu quả cách nhiệt và gây nấm mốc.
  • Dạng Cellulose sợi rời có thể bị lún khi dùng để làm tường hoặc trần.
  • Cellulose không lý tưởng cho các khu vực tiếp xúc trực tiếp với nước hoặc môi trường có độ ẩm cao trừ khi được bảo vệ kỹ lưỡng.
  • Cellulose nặng hơn, có thể gây áp lực lên kết cấu nếu sử dụng số lượng lớn.

Bảng so sánh các vật liệu cách nhiệt

Bảng so sánh chi tiết dưới đây có thể giúp bạn dễ dàng đánh giá và lựa chọn vật liệu cách nhiệt phù hợp theo yêu cầu.

Vật liệu Khả năng cách nhiệt Khả năng cách âm Khả năng chống cháy Khả năng chống thấm Độ bền Ứng dụng phổ biến
Túi khí cách nhiệt Trung bình Thấp Thấp Rất tốt (chống ẩm) Trung bình Lợp mái, trần nhà, nhà xưởng
Sơn chống nóng Thấp – Trung bình Không đáng kể Phụ thuộc vào loại sơn Tốt (nếu dùng ngoài trời) Trung bình Mái tôn, tường ngoài trời
Tôn cách nhiệt (3 lớp) Tốt Trung bình Tùy thuộc vào lõi Tốt Cao Lợp mái nhà, nhà xưởng
Bông Polyester Khá Tốt Không cháy Tốt Cao Cách âm cách nhiệt trong nhà ở, phòng thu
Bông khoáng Rockwool Rất tốt Rất tốt Không cháy (chịu nhiệt ~1000°C) Tốt Rất cao Lò hơi, nhà máy, công nghiệp chịu nhiệt
Bông gốm Ceramic Rất cao (chịu đến 1260°C) Rất tốt Không cháy tuyệt đối Tốt Rất cao Lò nung, lò luyện kim, môi trường siêu nhiệt
Bông thủy tinh Tốt Tốt Không cháy Kém (dễ hút ẩm) Trung bình Cách nhiệt tường, trần, điều hòa trung tâm
Tấm EPS cách nhiệt Trung bình Trung bình Dễ cháy (nếu không chống cháy) Chống thấm kém Khá Nhà ở, kho lạnh, container
Xốp cách nhiệt XPS Tốt Trung bình Khó cháy (Tùy loại) Rất tốt Rất cao Mái, sàn, tường, kho lạnh
Tấm cách nhiệt PU Rất tốt Tốt Chậm cháy Rất tốt Rất cao Kho lạnh, kho mát, phòng sạch, panel cách nhiệt
Cellulose (bột giấy tái chế) Tốt Tốt Chống cháy nhờ xử lý hóa chất Tương đối tốt Trung bình cao Cách nhiệt tường, trần nhà, thân thiện môi trường

Hướng dẫn lựa chọn vật liệt cách nhiệt phù hợp

Trong điều kiện khí hậu ngày càng khắc nghiệt, việc lựa chọn vật liệu cách nhiệt phù hợp không chỉ giúp giảm nhiệt độ bên trong ngôi nhà, mà còn tiết kiệm điện năng, tăng tuổi thọ công trình và bảo vệ sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vật liệu cách nhiệt với đặc điểm và giá thành khác nhau, khiến nhiều người gặp khó khăn khi chọn lựa.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp bạn lựa chọn vật liệu cách nhiệt phù hợp theo khu vực sử dụng, mục đích, ngân sách và môi trường công trình.

1. Chọn vật liệu theo khu vực lắp đặt

Vị trí sử dụng là yếu tố quan trọng hàng đầu vì mỗi khu vực trong công trình đều có những yêu cầu cách nhiệt riêng biệt. Ví dụ, mái nhà là nơi chịu nắng trực tiếp, cần vật liệu phản xạ nhiệt tốt; trong khi kho lạnh lại cần giữ nhiệt độ ổn định tuyệt đối.

Vị trí Gợi ý
Mái tôn, mái nhà Túi khí cách nhiệt, tôn cách nhiệt 3 lớp, xốp XPS, sơn chống nóng
Tường trong/ ngoài Xốp EPS, XPS, bông khoáng Rockwool, Cellulose, tấm PU
Trần nhà, trần thạch cao Bông thủy tinh, bông Polyester, túi khí cách nhiệt
Sàn nhà tầng trên Xốp XPS, tấm PU, bông khoáng Rockwool, bông gốm Ceramic
Kho lạnh, container Panel PU, EPS, XPS
Khu vực có nhiệt độ cao Bông gốm Ceramic, bông khoáng Rockwool (chịu nhiệt cao, không cháy)

2. Chọn theo mục đích sử dụng

Cần xác định mục đích chính để có thể lựa chọn vật liệu phù hợp nhất:

Mục đích chính Vật liệu nên chọn
Cách nhiệt, chống nóng Xốp XPS, tấm PU, túi khí cách nhiệt, bông thủy tinh
Cách âm Bông Polyester, bông khoáng, Cellulose
Chống cháy, chịu nhiệt Bông khoáng, bông gốm Ceramic, bông thủy tinh đã xử lý
Chống ẩm và chống thấm Xốp XPS, PU, túi khí nhôm, tôn cách nhiệt
Thân thiện với môi trường Cellulose, bông Polyester (tái chế từ nhựa PET)
Dễ vận chuyển và thi công nhanh Túi khí, xốp EPS, xốp XPS

3. Lựa chọn vật liệu theo ngân sách đầu tư

Mỗi loại sẽ có giá bán khác nhau, tùy thuộc vào chất lượng, thương hiệu và độ dày. Tùy thuộc vào quy mô công trình và nhu cầu sử dụng dài hạn hay ngắn hạn, bạn nên cân nhắc giữa các nhóm vật liệu sau:

Mức chi phí Vật liệu nên chọn
Thấp Túi khí cách nhiệt, sơn chống nóng, xốp EPS
Trung bình Xốp XPS, bông thủy tinh, bông khoáng Rockwool, bông Polyester
Cao Panel PU, bông gốm Ceramic, tôn cách nhiệt 3 lớp

4. Những lưu ý và lời khuyên hữu ích

Bên cạnh các gợi ý nêu trên, bạn cần lưu ý thêm những điều dưới đây để đảm bảo hiệu quả thi công và sử dụng:

  • Kiểm tra độ ẩm và nhiệt độ khu vực. Nên chọn những vật liệu không hút nước như PU hoặc XPS nếu công trình được xây dựng ở nơi ẩm thấp.
  • Chọn vật liệu không bắt lửa, không cháy lan cho nhưng công trình đòi hỏi độ an toàn cao hoặc nơi chứa những vật dụng dễ cháy.
  • Mua vật liệu cách nhiệt ở địa chỉ uy tín, đảm bảo vật liệu có xuất xứ rõ ràng, chính hãng và đạt chất lượng cao.
  • Cần chọn đơn vị thi công uy tín, có kinh nghiệm lâu năm và am hiểu về những loại vật liệu cách nhiệt nhằm đảm bảo thi công đúng kỹ thuật. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả sử dụng và độ bền cho công trình.

Minh Anh Homes – Đơn vị cung cấp vật liệu cách nhiệt uy tín hàng đầu

Minh Anh Homes là cái tên quen thuộc và đáng tin cậy cho những ai đang tìm kiếm giải pháp cách nhiệt và cách âm hiệu quả, bền vững và an toàn cho công trình. Với những nỗ lực không ngừng, chúng tôi luôn mang đến không gian sống hiện đại, được tối ưu hóa về công năng sử dụng, thẩm mỹ, hiệu quả cách nhiệt, cách âm và chống cháy.

Minh Anh Homes - Đơn vị cung cấp vật liệu cách nhiệt uy tín hàng đầu
Với kinh nghiệm lâu năm, Minh Anh Homes là đơn vị cung cấp vật liệu cách nhiệt uy tín hàng đầu

Hơn một thập kỷ đồng hành cùng các công trình lớn nhỏ trên khắp cả nước, Minh Anh Homes tự hào là nhà phân phối uy tín của các dòng sản phẩm cách nhiệt hàng đầu như xốp XPS, tấm PU, bông khoáng Rockwool, bông thủy tinh, túi khí cách nhiệt, Cellulose,… Những sản phẩm của chúng tôi không chỉ mang lại hiệu quả chống nóng cao mà còn bền, đẹp, giá cả phải chăng so với chất lượng bền vững theo thời gian.

Minh Anh Homes cung cấp vật tư với đa dạng mẫu mã, chủng loại, kích thước, phù hợp với yêu cầu của nhiều công trình, từ nhà ở dân dụng, nhà xưởng công nghiệp đến kho lạnh, trung tâm thương mại. Tại đây, mỗi khách hàng đều được tư vấn kỹ lưỡng, thi công chuyên nghiệp, mang lại hiệu quả sử dụng vượt trội và giá trị lâu dài.

Minh Anh Homes không chỉ đơn thuần là một nhà cung cấp vật liệu – chúng tôi là người bạn đồng hành tin cậy trong hành trình kiến tạo không gian sống hiện đại. Với cam kết “Chất lượng làm gốc – Uy tín làm nền”, chúng tôi luôn đặt sự hài lòng và thành công của khách hàng là kim chỉ nam trong mọi hoạt động. Liên hệ Minh Anh Homes ngay hôm nay đẻ được cung cấp giải pháp vững bền cho công trình của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ MINH ANH HOMES

THAM KHẢO THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trần nhôm đục lỗ có mấy loại? Bảng giá chi tiết

Trần nhôm đục lỗ được làm từ hợp kim nhôm cao cấp, có thiết kế độc đáo, giúp tiêu âm hiệu quả nhờ các lỗ...

10 loại trần nhôm giả gỗ đẹp và phổ biến nhất kèm bảng giá

Trần nhôm giả gỗ đang được sử dụng phổ biến nhờ tận dụng được các đặc tính của nhôm như bền bỉ, chắc chắn... kết...

Acrylic là gì? Ứng dụng của chất liệu acrylic trong cuộc sống

Acrylic là một loại vật liệu nhựa đa năng, trong suốt, bền, khả năng chịu va đập và chịu nhiệt tốt. Loại nhựa này thường...

5 vật liệu làm kho lạnh tốt và phổ biến nhất hiện nay

Vật liệu làm kho lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả cách nhiệt, độ bền và an toàn cho sản...