Kích thước tấm Poly đặc rỗng – Quy cách chuẩn hiện nay

Kích thước tấm Poly là yếu tố quan trọng cần được cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn vật liệu cho các công trình lấy sáng, mái che hoặc trang trí. Hiện nay, tấm Polycarbonate được chia thành hai loại chính là tấm Poly đặc và tấm Poly rỗng, mỗi loại đều có kích thước tiêu chuẩn khác nhau, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng.

Kích thước chuẩn của tấm Poly đặc và rỗng
Kích thước chuẩn của tấm Poly đặc và rỗng, hướng dẫn chọn kích thước phù hợp

Giới thiệu chung về tấm Poly

Tấm Poly (hay tấm polycarbonate, tấm lợp lấy sáng Poly) là một loại vật liệu nhựa chất lượng cao. Vật liệu này thường được làm từ 100% nhựa nguyên sinh với bề mặt phẳng mịn, có phủ lớp chống UV giúp bảo vệ vật dụng và người dùng khỏi sự tác động của tia cực tím.

Với thành phần chính là nhựa Polycarbonate (PC) có đặc tính dẻo và độ trong suốt cao, tấm Poly có khả năng lấy sáng hiệu quả, lên đến 90%, gần tương đương kính. Ngoài ra sản phẩm này có khả năng chống va đập cực tốt, gấp 200 lần kính thường, không tạo ra mảnh sắc nhọn khi vỡ, giúp bảo vệ người dùng. Chính vì thế mà tấm Poly được ứng dụng rất phổ biến trong xây dựng và đời sống hiện đại.

Tấm Poly được chia thành hai loại chính, bao gồm:

  • Tấm Poly đặc: Có bề mặt liền khối, độ cứng cao, gần giống kính nhưng nhẹ hơn nhiều lần, khả năng chịu va đập tốt.
  • Tấm Poly rỗng (hay còn gọi là tấm Poly lợp lấy sáng rỗng ruột): Gồm nhiều lớp nhựa Polycarbonate liên kết với nhau tạo thành các khoang rỗng bên trong (dạng hộp, rãnh hoặc tổ ong). Cấu trúc rỗng giúp giảm trọng lượng và tăng khả năng cách nhiệt của tấm.

ĐỌC THÊM: Bảng giá tấm Polycarbonate lấy sáng mới nhất | Đặc, rỗng

Tầm quan trọng khi chọn đúng kích thước tấm Poly

Việc lựa chọn đúng kích thước tấm Poly không chỉ là yếu tố kỹ thuật đơn thuần, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, chi phí đầu tư, thời gian thi công và độ bền lâu dài của vật liệu. Dưới đây là những lý do cụ thể giải thích cho việc vì sao chọn đúng kích thước lại quan trọng đến vậy:

1. Tối ưu hóa chi phí và giảm hao hụt vật tư

Khi kích thước tấm Poly phù hợp với thiết kế thực tế, bạn sẽ hạn chế tối đa việc cắt xén dư thừa, tránh lãng phí vật liệu. Đồng thời cũng tiết kiệm chi phí nhân công và thời gian gia công tại công trình.

2. Đảm bảo tính thẩm mỹ và liền mạch của công trình

Tấm Poly có kích thước phù hợp với khung kết cấu giúp công trình trông gọn gàng, chuyên nghiệp. Kích thước không đúng có thể dẫn đến các khoảng hở, mép thừa, hoặc phải cắt gọt nhiều, làm mất đi vẻ đẹp tổng thể.

Ngoài ra với các công trình lớn như mái che hay nhà kính, kích thước chuẩn đảm bảo các tấm ghép nối liền mạch, tránh sự chênh lệch gây mất thẩm mỹ.

Đảm bảo tính thẩm mỹ và liền mạch của công trình
Chọn tấm Poly có kích thước phù hợp giúp đảm bảo tính thẩm mỹ và liền mạch của công trình

3. Tăng độ bền và an toàn

Tấm Poly được sản xuất với độ dày và kích thước tiêu chuẩn tương ứng với từng mục đích sử dụng. Chọn đúng kích thước giúp vật liệu chịu lực tốt hơn, ít bị cong vênh, nứt vỡ hoặc hư hại do chịu tải trọng sai thiết kế.

Ngoài ra kích thước chuẩn đảm bảo các mối nối kín khít, giảm nguy cơ thấm nước, bảo vệ công trình và vật dụng bên dưới.

4. Phù hợp với kết cấu khung sườn

Khung sắt, nhôm hay inox thường được gia công theo bản vẽ kỹ thuật cố định. Việc chọn kích thước tấm Poly phù hợp sẽ giúp hạn chế điều chỉnh lại kết cấu khung, từ đó rút ngắn thời gian thi công.

5. Tối ưu hóa hiệu quả sử dụng

Kích thước phù hợp đảm bảo tấm Poly che phủ đúng diện tích cần thiết, phân bổ ánh sáng đều, đồng thời tận dụng tối đa khả năng cách nhiệt (đặc biệt với tấm Poly rỗng).

Chẳng hạn như trong nhà kính nông nghiệp, kích thước tấm cần đủ lớn để bao phủ toàn bộ khu vực trồng trọt, tránh tạo khe hở làm thất thoát nhiệt hoặc ánh sáng.

6. Dễ dàng trong thi công, lắp đặt

Tấm Poly có kích thước đúng với bản vẽ kỹ thuật giúp quá trình lắp đặt nhanh chóng, chính xác, giảm thiểu sai sót như khoan lệch hoặc cắt gọt tại chỗ. Điều này cũng giúp việc thay thế hoặc sửa chữa sau này dễ dàng hơn, vì bạn có thể tìm được tấm thay thế tương ứng mà không cần điều chỉnh khung.

Dễ dàng trong thi công và lắp đặt hơn nếu tấm Poly có kích thước phù hợp
Dễ dàng trong thi công và lắp đặt nếu tấm Poly có kích thước phù hợp, hạn chế tình trạng khoan lệch hoặc cắt gọt

Kích thước tiêu chuẩn của tấm Poly đặc và ứng dụng

Dưới đây là thông tin chi tiết về kích thước tiêu chuẩn của tấm Poly đặc ruột (polycarbonate đặc) và các ứng dụng phổ biến của loại vật liệu này, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng hiệu quả trong các công trình.

Kích thước tiêu chuẩn của tấm Poly đặc

Tấm Polycarbonate đặc có dạng liền khối, bề mặt cứng và độ trong suốt cao tương tự như kính. Trên thị trường hiện nay, tấm Poly đặc được sản xuất theo các kích thước tiêu chuẩn sau:

+ Kích thước tấm và độ dày phổ biến

Độ dày Khổ rộng (m) Chiều dài (m) Trọng lượng (kg/ m²)
2mm 1,212 40 2,4
1,512 30
1,8 30
3mm 1,212 30,5 3,6
1,512 24,4
1,8
2,10
4mm 1,20 5,8 4,8
1,50
1,80
4,5mm 1.20 5,8 5,4
5mm 1,20 5,8 6,0
1,50
1,80

+ Lưu ý

  • Kích thước tiêu chuẩn có thể thay đổi tùy thuộc vào nhà sản xuất (như Solarlite, Twinlite, Bayer, hoặc các thương hiệu Việt Nam).
  • Nhiều nhà cung cấp hỗ trợ cắt tấm theo kích thước cụ thể của công trình, nhưng cần đo đạc chính xác để tránh lãng phí.
  • Với tấm Poly đặc dày (8 – 10mm trở lên), chiều dài thường ngắn hơn (dưới 12m) do trọng lượng và yêu cầu vận chuyển.

+ Màu sắc

  • Trong suốt, trắng sữa, xanh dương, xanh lá, nâu đồng, xám khói, v.v.
  • Màu sắc ảnh hưởng đến khả năng truyền sáng (trong suốt cho phép truyền sáng ~90%, màu sắc khác giảm xuống 50-70%).

Dưới đây là bảng chi tiết mô tả sự ảnh hưởng đến màu sắc đối với sự truyền nhiệt và ánh sáng:

Màu sắc Tỉ lệ truyền sáng Tỉ lệ truyền nhiệt
Crear – Trong suốt 89% 68,07%
Xám – Cool grey 4% 40,71%
Nâu Đồng – Cool Bronze 13 42,38%
Xanh ngọc – Tosca
Trắng sữa – Opal
Xanh lá cây – Cool Green
Xanh da trời – Cool Blue
Bạc – Silver Millenium

+ Lớp phủ chống UV

Hầu hết tấm Poly đặc chất lượng cao đều có lớp phủ chống tia UV một hoặc hai mặt, tăng độ bền và bảo vệ người dùng.

Ứng dụng của tấm Poly đặc

Tấm Poly đặc được ưa chuộng nhờ độ bền cao (gấp 200 lần kính), khả năng chịu lực, lấy sáng tốt, và tính linh hoạt trong gia công. Dưới đây là các ứng dụng phổ biến của vật liệu này:

Tấm Poly đặc được sử dụng rất phổ biến, như làm mái che và giếng trời
Tấm Poly đặc được sử dụng rất phổ biến, chẳng hạn như làm mái che và giếng trời
  • Mái che và giếng trời: Làm mái che cho sân vườn, nhà xe, hành lang, quán cà phê, hoặc giếng trời trong nhà ở, văn phòng. Độ dày thường dùng 3 – 6mm (tùy diện tích và tải trọng).
  • Bảng quảng cáo, hộp đèn: Làm bảng hiệu ngoài trời, hộp đèn quảng cáo, hoặc biển chỉ dẫn. Độ dày phù hợp 1.5 – 3mm.
  • Vách ngăn và tấm chắn: Làm vách ngăn văn phòng, nhà xưởng hoặc tấm chắn bảo vệ (như quầy giao dịch, bệnh viện). Vật liệu có màu sắc đa dạng, độ bền cao, không vỡ thành mảnh sắc như kính, đảm bảo an toàn. Cách âm nhẹ, dễ lau chùi và có thể tái sử dụng. Độ dày thường dùng 4 – 6mm.
  • Nhà kính nông nghiệp và công nghiệp: Tấm Poly dày 3 -5mm thường được dùng làm mái hoặc vách cho nhà kính trồng cây, trang trại hoặc khu vực sản xuất cần ánh sáng tự nhiên. Tấm lợp trong suốt có khả năng truyền sáng tốt, hỗ trợ cây trồng quang hợp, đồng thời chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt (nhiệt độ cao, độ ẩm). Lớp phủ chống UV bảo vệ cây trồng khỏi tia cực tím.
  • Công trình công cộng: Tấm Poly dày 6 – 10mm có thể được dùng làm mái che bến xe, nhà chờ, sân vận động, hoặc lối đi bộ.
  • Trang trí nội thất và kiến trúc: Làm tấm ốp tường, trần trang trí hoặc các chi tiết uốn cong trong thiết kế nội thất nhờ khả năng dễ uốn cong, cắt gọt để tạo hình sáng tạo. Sản phẩm có bề mặt bóng mịn, đa dạng màu sắc, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế.
  • Tấm chắn bảo vệ đặc biệt: Làm khiên chống bạo động, cửa sổ an ninh hoặc vỏ máy móc.

Kích thước tiêu chuẩn của tấm Poly rỗng ruột và ứng dụng

Dưới đây là kích thước tiêu chuẩn của tấm Poly rỗng ruột và những ứng dụng phổ biến nhất của vật liệu:

Kích thước tiêu chuẩn của tấm Poly rỗng ruột

Tấm Poly rỗng ruột được sản xuất với cấu trúc nhiều lớp, bên trong có các khoảng rỗng giúp vật liệu nhẹ hơn và cách nhiệt tốt hơn so với tấm Poly đặc. Dưới đây là các thông số kích thước tiêu chuẩn phổ biến tại thị trường Việt Nam và quốc tế:

+ Kích thước tấm và độ dày tiêu chuẩn

  • Chiều dài cố định nguyên tấm: 5m8 (5800mm)
  • Chiều rộng khổ ngang cố định: 2m1 (2100mm)
  • Kích thước tiêu chuẩn phổ biến: 2.1m x 5.8m hoặc 2.1m x 6m
  • Độ dày tiêu chuẩn: 4.5mm, 5mm, 6mm, 10mm.

+ Khẩu độ uốn cong cho phép

 Độ dày (mm) Đường kính tối thiểu (mm) Khẩu độ tối thiểu (mm)
5 850 1700
6 1050 2000
10 1400 3000

+ Cấu trúc rỗng

  • Twin-wall (2 lớp): Phổ biến cho tấm 4 – 6mm, nhẹ và tiết kiệm chi phí.
  • Multi-wall (3-5 lớp): Dùng cho tấm 8 – 10mm trở lên, tăng khả năng cách nhiệt và chịu lực.
Tấm Poly rỗng có cấu trúc rỗng ruột, sở hữu nhiều độ dày khác nhau, có thể là 2 hoặc 2 lớp
Tấm Poly rỗng có cấu trúc rỗng ruột, sở hữu nhiều độ dày khác nhau, có thể là 2 hoặc 3 – 5 lớp

+ Màu sắc

  • Trong suốt, trắng sữa, xanh dương, xanh lá, nâu đồng, xám khói.
  • Màu trong suốt có khả năng truyền sáng gần tương đương kính, khoảng 87%, các màu khác giảm xuống khoảng 10% đến 47% tùy loại.
Màu sắc Tỉ lệ truyền sáng Tỉ lệ truyền nhiệt
D01 Clear (Trong) 87% 60.31%
D02 Ocean Blue (Biển) 47% 44.39%
D03 Green (Lá) 33% 35.60%
D04 Blue (Dương) 26% 37.20%
D05 Grey (Khói) 10% 23%
D06 Bronze (Trà) 19% 29%
D12 Opal (Trắng sữa) 33% 0.3%
C01 Silver (Xám bạc) 20% 8%

+ Lớp phủ chống UV

Hầu hết tấm Poly rỗng chất lượng cao được phủ lớp chống tia UV một mặt (một số loại cao cấp phủ hai mặt), giúp tăng độ bền và bảo vệ người dùng.

+ Lưu ý

Tấm Poly rỗng nhẹ hơn tấm đặc, nhưng cần khung đỡ chắc chắn vì độ cứng thấp hơn.

Ứng dụng của tấm Poly rỗng ruột

Tấm Poly rỗng ruột được ưa chuộng nhờ trọng lượng nhẹ, khả năng cách nhiệt vượt trội, lấy sáng tốt và chi phí thấp hơn so với tấm Poly đặc.

  • Mái che và giếng trời: Vowis khả năng truyền sáng tốt (80 – 90%), tạo không gian sáng tự nhiên, sản phẩm thường được dùng làm giếng trời, mái che cho sân vườn, nhà xe, hành lang, quán cà phê.
  • Nhà kính nông nghiệp: Dùng làm mái và vách cho nhà kính trồng rau, hoa, hoặc trang trại nông nghiệp.
  • Mái che công trình công cộng, nhà kho, nhà xưởng: Tấm Poly rỗng có độ dày 6 – 10mm thường được sử dụng để làm mái che cho bến xe, nhà chờ, lối đi bộ, sân trường, các khu vực công cộng, nhà xưởng, nhà kho.
  • Vách ngăn nhẹ: Chẳng hạn như vách ngăn trong nhà xưởng, văn phòng, hoặc khu vực cần phân chia không gian tạm thời.

Kích thước tiêu chuẩn của tấm Poly dạng sóng

Tấm Poly dạng sóng thường được thiết kế ở dạng sóng tròn và sóng vuông, với kích thước và độ dày tiêu chuẩn khác nhau.

Tấm Poly dạng sóng có dạng sóng tròn và sóng vuông
Tấm Poly dạng sóng có dạng sóng tròn và sóng vuông, độ dày từ 0.8 – 3mm

+ Kích thước tấm nhựa poly dạng sóng tròn

  • Số lượng sóng: 11 sóng
  • Đơn vị tính: Tấm
  • Chiều dài cố định nguyên tấm: 2m4 (2400mm)
  • Chiều rộng khổ ngang cố định: 820/860mm
  • Độ dày tiêu chuẩn: 0.8mm

+ Kích thước tấm lợp poly dạng sóng vuông

  • Số lượng sóng: 9 sóng
  • Đơn vị tính: Mét dài
  • Chiều dài cố định nguyên tấm: 6m
  • Chiều rộng khổ ngang cố định: 1m07 <=> 1070mm
  • Độ dày tiêu chuẩn: 1mm, 1.5mm, 2mm, 3mm

+ Màu sắc, tỉ lệ truyền nhiệt và ánh sáng

Tùy thuộc vào màu sắc, tấm Poly dạng sóng có tỉ lệ truyền sáng dao động trong khoảng 14% đến 89% (đối với tấm trong suốt), tỉ lệ truyền nhiệt từ 1.42% đến 69.37%.

Màu sắc Tỉ lệ truyền sáng Tỉ lệ truyền nhiệt
Crear – Trong suốt 89% 69.37%
Trắng sữa – Opal 46% 1.42%
Xanh ngọc – Tosca
Xanh lá cây – Cool Green 47% 47.68%
Xanh da trời – Cool Blue 24% 55.62%
Bạc – Silver Millenium 13% 2.88%
Nâu Đồng – Cool Bronze 36% 46.57%
Xám – Cool grey 14% 36.28%

Hướng dẫn chọn kích thước tấm Poly phù hợp với nhu cầu

Trước khi thi công công trình, việc lựa chọn đúng kích thước tấm Poly là điều cần thiết. Điều này giúp thi công dễ dàng, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình.

Dưới đây là một số hướng dẫn của chuyên gia giúp bạn nhanh chóng chọn được tấm Poly có kích thước phù hợp với nhu cầu:

1. Xác định mục đích sử dụng

Kích thước tấm Poly cần được chọn dựa trên mục đích cụ thể của công trình. Dưới đây là các ứng dụng phổ biến và yêu cầu kích thước tương ứng:

+ Mái che (sân vườn, nhà xe, hành lang)

  • Dùng tấm Poly đặc 3mm – 6mm hoặc tấm Poly rỗng 4mm – 8mm.
  • Kích thước phù hợp: 2.1m x 5.8m hoặc 2.1m x 6m (tiêu chuẩn), cắt gọt theo diện tích thực tế

+ Nhà kính nông nghiệp

  • Tấm Poly đặc dày 1.5 – 3mm
  • Kích thước phù hợp: 1.22m x 2.44m hoặc cắt theo kích thước bảng hiệu.
Nhà kính nông nghiệp
Nhà kính nông nghiệp được làm từ tấm Poly trong suốt đặc

+ Vách ngăn (văn phòng, nhà xưởng)

  • Tấm Poly rỗng dày 4 – 6mm hoặc tấm Poly đặc dày 3 – 5mm
  • Kích thước phù hợp: 2.1m x 5.8m, cắt theo chiều cao vách (thường 2 – 3m).

+ Công trình công cộng (mái che bến xe, nhà chờ)

  • Tấm Poly đặc dày 6 – 10mm hoặc tấm Poly rỗng dày 8 – 10mm.
  • Kích thước phù hợp: 2.1m x 5.8m hoặc 2.1m x 6m, ưu tiên tấm dài để giảm mối nối.

+ Trang trí nội thất hoặc tấm chắn an ninh

  • Tấm Poly đặc có độ dày 4 – 10mm
  • Kích thước phù hợp: Cắt theo yêu cầu.

2. Đo đạc diện tích công trình

Đo đạc chính xác là bước quan trọng để chọn kích thước tấm Poly phù hợp, tránh lãng phí hoặc thiếu hụt vật liệu.

3. Chọn loại tấm Poly và độ dày phù hợp

Đây là yếu tố then chốt để đảm bảo hiệu quả sử dụng, độ bền và tiết kiệm chi phí. Tấm Poly đặc có độ bền cao, chịu lực tốt, phù hợp cho mái che hoặc bảng quảng cáo. Trong khi đó tấm rỗng nhẹ, cách nhiệt vượt trội, lý tưởng cho nhà kính hoặc mái che cách nhiệt.

Độ dày cần phù hợp với tải trọng, điều kiện thời tiết và mục đích sử dụng. Chẳng hạn như tấm mỏng (1.5 – 3mm) cho ứng dụng nhẹ, tấm dày (6 – 10mm) cho công trình chịu lực cao. Chọn sai loại hoặc độ dày có thể dẫn đến hư hỏng sớm, rò rỉ, hoặc lãng phí chi phí.

4. Chọn kích thước tấm dựa trên khung kết cấu

Việc chọn kích thước tấm Poly dựa trên khung kết cấu giúp đảm bảo sự khớp nối chính xác, hạn chế việc phải cắt xén thủ công. Từ đó giảm hao hụt vật tư, tiết kiệm thời gian thi công và nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình. Đồng thời, việc lắp đặt tấm vừa khít với khung cũng giúp tăng độ kín, tránh rò rỉ nước và nâng cao độ bền sử dụng lâu dài.

Chọn kích thước tấm dựa trên khung kết cấu
Đảm bảo sự khớp nối chính xác bằng cách chọn kích thước tấm dựa trên khung kết cấu

Một số lưu ý:

  • Khoảng cách thanh đỡ:
    • Tấm Poly đặc: Có thể đặt trên khung với khoảng cách 0.8-1.5m (tùy độ dày).
    • Tấm Poly rỗng: Cần khoảng cách gần hơn, khoảng 0.6-1m, để tránh võng.
    • Chọn tấm có chiều rộng và dài phù hợp với khoảng cách thanh đỡ để giảm cắt gọt.
  • Ưu tiên tấm kích thước lớn (như 2.1m x 5.8m hoặc 2.1m x 11.8m) để giảm số lượng mối nối, tăng độ kín khít và thẩm mỹ.
  • Sử dụng thanh nối chữ H hoặc keo silicone để kết nối các tấm, đảm bảo chống thấm.

5. Cân nhắc điều kiện môi trường

Cần cân nhắc điều kiện môi trường khi chọn tấm Poly. Vì nhiệt độ, độ ẩm, tia UV, gió mạnh hoặc môi trường hóa chất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền, khả năng truyền sáng và tuổi thọ của vật liệu.

6. Chọn màu sắc và lớp chống UV

Nên chọn màu sắc phù hợp với mục đích sử dụng. Cụ thể lựa chọn tấm Poly trong suốt cho những công trình cần tận dụng tối đa ánh sắng tự nhiên như nhà kính và giếng trời.

Ngoài ra nên ưu tiên chọn sản phẩm có lớp phủ chống tia UV để tăng độ bền cho tấm Poly, đồng thời bảo vệ người dùng khỏi tác động của tia UV.

Chọn màu sắc phù hợp và ưu tiên những sản phẩm có lớp chống UV
Chọn màu sắc phù hợp và ưu tiên những sản phẩm có lớp chống UV

7. Mua sản phẩm ở địa chỉ uy tín

Nên chọn nhà cung cấp uy tín, chẳng hạn như Minh Anh Homes để đảm bảo mua hàng chất lượng, chính hãng, có chế độ bảo hành và hậu mãi. Ngoài ra nên chọn sản phẩm chất lượng cao từ những thương hiệu uy tín như Solarlite, Twinlite, Bayer hoặc Polycarbonate Việt Nam.

Việc chọn đúng kích thước tấm Poly là yếu tố quyết định để đảm bảo công trình đạt hiệu quả tối ưu cả về chức năng, thẩm mỹ và chi phí. Nên đo đạc chính xác, cân nhắc mục đích sử dụng, điều kiện môi trường và tham khảo ý kiến chuyên gia để giảm thiểu lãng phí vật liệu, tăng độ bền và tạo nên một công trình hoàn thiện.

THAM KHẢO THÊM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Địa chỉ cung cấp tấm lợp lấy sáng Poly tại quận Thủ Đức

Với sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực xây dựng hiện đại, việc tìm kiếm địa chỉ cung cấp tấm lợp lấy sáng Poly...

Có nên xây nhà bằng tấm 3D Panel? Thông tin cần biết

Có nên xây nhà bằng tấm 3D Panel không còn phụ thuộc vào yêu cầu của dự án. Đây là một loại vật liệu hiện...

Panel PIR là gì? Bảng giá tấm Panel PIR cách nhiệt chính hãng

Panel PIR là một trong những loại vật liệu cách nhiệt tiên tiến nhất hiện nay, thường được dùng để làm kho lạnh, phòng sạch...

Hướng dẫn thi công, lắp đặt tấm Polycarbonate đặc ruột

Tấm Polycarbonate nổi lên như một giải pháp ưu việt, được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng, từ mái che, giếng trời đến vách...

15 Mẫu mái vòm nhựa thông minh (Poly) đẹp và hiện đại

Các mẫu mái vòm nhựa thông minh mang đến giải pháp hiện đại cho mọi công trình, từ đơn giản đến phức tạp. Đây là...

Trọng lượng tấm Polycarbonate chuẩn xác theo m²

Bên cạnh kích thước và độ dày, trọng lượng tấm Polycarbonate cũng rất quan trọng. Trọng lượng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu...